Hiệp hội "Tăng đoàn triết học Phật giáo Nguyên thủy"
Via Bornò, 5 Sirtori (Lecco) Italy - samghasirtori@gmail.com

Triết học Phật giáo Nguyên thủy

Thuật ngữ Theravada có nghĩa là “Giáo lý của những người xưa”.

Triết học Phật giáo Nguyên thủy tập hợp các kinh nghiệm thu thập được qua hàng ngàn năm và được truyền lại chỉ qua truyền miệng từ các vị cao tăng đã được giải thoát tâm hồn, giác ngộ và nhận thức rõ (về Phật giáo).

Điều này được định nghĩa là biết về "Pháp" hay Đạt Ma trong Hán Việt (trong tiếng Phạn viết là Dharma), thuật ngữ kết hợp ý nghĩa của luật vĩnh cửu, nghĩa vụ luân lý, đạo đức, giáo lý chân chính, của lẽ phải. . . Đó chính là Giáo lý.

Một nhóm các Đức Phật dạy “con đường” hướng tới sự minh triết đã tu thành chính quả trước cả Đức Phật nổi được biết tới nhiều nhất Tất Đạt-đa - tên tiếng Phạn là Siddharta Gautama (năm 560 trước Công nguyên).

Các nguồn gốc của “cách sống”, này bắt nguồn từ rất xa xưa được dựa trên sự đơn giản và thông thường cho phép các phật tử rèn luyện cách “đánh thức” khả năng sống trọn vẹn mối quan hệ giữa chính mình và tất cả các sức mạnh chi phối trong vũ trụ.

Triết lý của Phật giáo Nguyên thủy có thể được tổng hợp trong một Con người có niềm tin vào bản thân mình, vào các giá trị của cuộc sống và tôn trọng tất cả những gì xung quanh tựa như việc đóng vai trò một phần của tính thống nhất. “Mọi thứ là Năng lượng”.

Người đó có thể nhận thức rằng mọi thứ đều là kết quả của nguyên nhân và hiệu ứng của “Kharma”, không có sự may mắn hay bất hạnh; mọi suy nghĩ và ý chí sẽ tạo ra hành động và từ đó tạo nên thực tế.

Mỗi kinh nghiệm, cho dù là bi thảm nhất, đều thể hiện một sự "thử nghiệm" trong cuộc sống và là điều cần thiết để con người trưởng thành, tiến bộ và phát triển hơn.

Mở rộng "cái hạn hẹp của bản thân" trong lối suy nghĩ, làm tăng dần nhận thức sống mỗi ngày sẽ dẫn tới việc làm thay đổi sự tồn tại của chính mình.

“Bởi vậy, về bản chất lối tu hành này chỉ giành cho số ít; bởi vì thực hành Phật giáo Nguyên thủy đòi hỏi tính kiên nhẫn cao độ, nó chỉ giành cho những trái tim, tâm hồn và ý chí mạnh mẽ. Giáo lý của Phật giáo Nguyên thủy là triết lý đạo đức tốt đẹp nhất thế giới. Đó là sự hợp lý trong lý do, không đòi hỏi đức tin hàm ẩn trong sự thật giáo điều, là khách quan và có khả năng vượt qua sự kiểm soát của logic và khoa học” (Trích lời của C.Humphreys trong cuốn “Phật giáo”)

Vì vậy không nên đánh mất thời gian. . . cần đối diện với sự sợ hãi và thiếu tự tin bởi vì Cuộc sống rất Tươi đẹp và nó cần được sống một cách trọn vẹn!

 

CỘNG ĐỒNG VÀ TU VIỆN

Cộng đồng (Tăng đoàn hay Sangha trong chữ Phạn) của Sirtori ra đời vào năm 1986 từ cuộc gặp giữa một nhóm người với Thầy Chen L.B. trong một phòng tập võ thuật ở Milan. Sau nhiều lần gặp gỡ và cùng nhau chia sẻ những khoảnh khắc của cuộc đời, mọi thành viên đều nhận thấy rằng họ đều có một "giấc mơ" chung: sống một Cuộc sống hài hòa và có thể thực hành những giáo lý tại một nơi được thành lập để thực hiện mục tiêu này.

Sau đó, họ đã tìm được một khu nhà "đổ nát" đang được rao bán tại thành phố Sirtori và bắt đầu phục chế nó với sự quyết tâm và lòng kiên trì để những người đang và sẽ đến sau có thể thực sự sống "giấc mơ" của họ.

Với sự chỉ dẫn của Thầy, từ vật chất mà những thành viên ấy đóng góp, cộng đồng đã ra đời; tâm linh của họ đã đưa nơi này thành Tu viện nhưng không phải là nơi thờ phụng và cũng không có các nhà sư sống bên trong mà là một nơi thiêng liêng đối với tâm linh của người có quyết tâm thực thành và bảo vệ Tu viện khỏi "bụi trần" của cuộc sống bên ngoài.

Không tin vào một vị Chúa.

Những người tin vào sức mạnh của tâm hồn, vào sâu thẳm trong bản thân mà mỗi người đều có nhưng hiếm khi bộc lộ ra bởi vì họ không muốn hoặc không biết làm thế nào để bộc lộ. Tôn trọng để được tôn trọng, không lên án để không bị lên án và nhận thức được rằng mỗi con người đều có một hành trình riêng và những mục tiêu riêng để tiến tới, điều quan trọng nhất là hiểu "tận cùng" được chính mình. Tất cả những điều này đỏi hỏi sự cam kết và cống hiến, sự thống nhất của các ý tưởng và hành vi: từ đó năm 1997 hiệp hội "Tăng đoàn triết học Phật giáo Nguyên thủy" đã ra đời.

Quy chế của hiệp hội:

Điều 3:

Hiệp hội có mục đích góp phần vào sự truyền bá các tư tưởng triết học của Phật giáo Nguyên thủy.

Các thành viên sáng lập dự định sẽ học tập sâu sắc và khởi xướng các buổi thực hành.

Đặc biệt, họ đề xướng các hoạt động sau cho họ và các thành viên:

•  Thúc đẩy hoạt động nghiên cứu sâu và thường xuyên để tiếp nhận con người trong bản thân cơ thể và tâm hồn, thông qua việc học các bài giảng quan trọng.

•  Tổ chức và tham gia vào các hoạt động văn hóa nghệ thuật, trao đổi thường xuyên và liên tục với những người tích cực tham gia và có mong muốn được chia sẻ các kinh nghiệm văn hóa của họ cũng như với bất kỳ ai mong muốn nghiên cứu để hiểu được con người trong tổng thể của mình thông qua nhận thức.

Hiệp hội là một tổ chức phi lợi nhuận (. . .)

Điều 6

(. . .) Các thành viên của hiệp hội chấp hành các quy chế về lý tưởng và do đó cần nỗ lực thực hiện cam kết và tham gia đều đặn các hoạt động với tinh thần bền vững.


CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA TĂNG ĐOÀN

Tư tưởng dẫn lối cho những phật tử sống trong Tăng đoàn dạy rằng mỗi ngày là một cuộc đời. “Con người được sinh ra vào buổi sớm và chết đi vào buổi tối ” và trong khoảng thời gian này con người phải nhận thức rõ tất cả những gì anh ta muốn để có thể chắc chắn rằng mình đã sống trọn vẹn cuộc đời đó.

Một cuộc đời phải được bao hàm việc chăm sóc cho bản thân, từ đây những lời giảng về thể dục, về chăm sóc thân thể, về cách hít thở và về tất cả những điều có ích cần được học tập để cơ thể có đủ sức để bảo toàn nhiệm vụ mà cuộc đời giao phó.

Con người cần phải tuân theo một chế độ ăn uống hợp lý, vì vậy nên dùng rau quả trồng từ đất; sử dụng và chế biến sản phẩm của chính mình làm ra; làm bánh mỳ, pizza, bánh quy và bánh ngọt trong lò củi; dùng sữa tươi lấy từ các nguồn cung cấp quen biết để làm phó mát tùy theo mùa. Làm theo chỉ dẫn, chúng ta đã phát huy khả năng tự sản xuất sản phẩm hữu ích cho bản thân chúng ta và cho cả những người không sống trong cộng đồng nhưng chăm chỉ tham gia vào các hoạt động của cộng đồng để dần dần tiếp thu được các nhận thức có ích và cụ thể.

Giữ vệ sinh chung và ngăn nắp là một yếu tố quan trọng trong cuộc sống của chúng ta. Việc bảo trì vườn và công viên đòi hỏi sự cống hiến và thích ứng với các điều kiện khí hậu khác nhau. Việc chăm sóc bảo dưỡng tu viện cũng đòi hỏi các can thiệp hợp lý tùy theo trường hợp, chăm sóc cây bonsai, bảo trì đồ gỗ và các chất liệu khác để đảm bảo tính năng sử dụng cho cộng đồng là những hoạt động khác trong ngày.

Cuộc đời này đòi hỏi có những lúc chúng ta phải học viết, nghiên cứu các phong tục, nghệ thuật phương Đông. Việc quan tâm tới nghệ thuật phương Đông đã đưa chúng ta tới việc phát triển và nâng cao sự hiểu biết về phục chế. . . các đồ vật bị hư hỏng qua thời gian hoặc do không được chăm sóc bảo vệ cẩn thận bởi con người.

Thông qua sự hướng dẫn của Thầy, chúng ta có thể nâng cao khả năng về võ thuật, về kỷ luật đối với cơ thể và tâm hồn hết sức quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của mỗi chúng ta. Những kiến thức này cho phép chúng ta đạt được sự tự tin, có thể tự bảo vệ bản thân mình và đạt được tất cả những gì được gây dựng bởi Tình yêu.

Tổng hợp hóa cuộc sống không phải là điều dễ dàng, song vẫn là hữu ích cho người đọc trong việc tưởng tượng một cuộc đời mà mỗi cá nhân tương tác với những người khác trong việc "sống cuộc đời đó" một cách tự do và hòa hợp mà không cảm thấy bị ép buộc. Khi một người muốn chia sẻ điều gì, chỉ cần hiện diện và điều đó sẽ luôn có ích, bởi mỗi người đều có khả năng của riêng mình. Thời gian làm việc là những khoảng thời gian thay cho việc nghiên cứu và trao đổi về bản thân, về tâm hồn, về Cuộc sống, về con người với sự thiếu tự tin, về tiềm năng của mình đối với việc phát triển theo hướng có ích cho bản thân mình và sau đó là cho những người khác.

“Bản thân mỗi con người là một hòn đảo . . . Bởi nhận thức được răng con người là bản thể cô độc, chúng tôi đã chọn cách thực hiện hành trình tri thức bằng cách đoàn kết với những cá nhân cũng có niềm tin vào cuộc đời một cách sâu sắc, vào sự giản đơn, vào sự chia sẻ, sự kết hợp của tính đa dạng của mỗi cá nhân sẽ làm giàu hơn cộng đồng: đó là

“Tăng đoàn.”


 


TORNA AL SITO